Thời điểm thích hợp vợ chồng thăm khám Vô sinh – Hiếm muộn

Vô sinh hiếm muộn được hiểu là khi một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, không có thai sau 01 năm chung sống mà không hề sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.

Vô sinh có thể do vợ hoặc chồng và tỷ lệ này ở nam và nữ và như nhau. Theo một con số thông kê, tỷ lệ gặp vô sinh ở nam giới là 40%, nữ giới là 40%, 10% từ cả hai phía, 10% là không biết rõ nguyên nhân.

Vợ và chồng khi đã thả lâu mà chưa có con thì nên đi khám tại các phòng khám, bệnh viện về sinh sản để tìm hiểu nguyên nhân trước, từ đó mới có phương án điều trị chính xác và đỡ lãng phí thời gian, tiền bạc.

Thời điểm thích hợp đi khám hiếm muộn

1. Đối với người vợ

Có 2 thời điểm để kiểm tra sức khỏe sinh sản:

Thời điểm thứ nhất là “ngày thứ 2 hoặc 3 của chu kỳ kinh

Thời điểm này sẽ kiểm tra nội tiết tố của mình như thế nào. Đồng thời kiểm tra dữ trữ buồng trứng tức số trứng của mình như thế nào (dữ trữ buồng trứng liên quan đến độ tuổi, phụ nữ trẻ tuổi thì dự trữ buồng trứng và số trứng sẽ tốt).

Thời điểm thứ 2 là “sau sạch kinh 3-5 ngày

Thời điểm kiểm tra cấu trúc bộ phân sinh dục.

Vào thời điểm đầu chu kỳ, niêm mạc tử cung thường là mỏng, sẽ tiến hành khám phụ khoa có viêm nhiễm gì không, kiểm tra cấu trúc bộ phận sinh dục có viêm nhiễm gì không?

Ngoài ra, con tiến hành siêu âm xem sự phát triển của nang trứng và độ dày của niêm mạc tử cung.

Lưu ý: Trước khi đi khám không nên thụt rửa âm đạo bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ.

2. Đối với người chồng

Người chồng có thể đi khám vô sinh hiếm muộn vào bất cứ ngày nào.

Lưu ý: Trước khi đi khám nam giới không nên có quan hệ tình dục, không được để xảy ra tình trạng xuất tinh hay thủ dâm. Kiêng quan hệ từ 2-5 ngày sẽ có kết quả chính xác hơn. Mục đích là để kiểm tra chất lượng tinh trùng, độ di động, hình thái của tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng như thế nào để có hướng tư vấn và điều trị cụ thể với từng bệnh nhân.

Trước khi đi khám hiếm muộn cần mang theo những gì?

Trước khi đi khám bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để quá trình khám không bị gián đoạn. Một số giấy tờ có thể cần đến:

  • Thẻ bảo hiểm Y tế (BHYT)
  • Chứng minh thư (hay thẻ Căn cước công dân)
  • Thẻ khám bệnh và giấy xuất viện (nếu có)
  • Giấy chuyển viện từ bệnh viện tuyến dưới (nếu có)
  • Mang theo tất cả các kết quả xét nghiệm trước đây tại cơ sở hiếm muộn và phụ khoa (nếu bạn đến nơi khám mới)
  • Trường hợp đang điều trị bệnh lý nào khác nên mang đi bệnh án cùng đơn thuốc đang sử dụng để bác sĩ kiểm tra trước

Chuẩn bị nội dung cần trao đổi với bác sĩ

Cần xác định những gì để trao đổi với bác sĩ, tránh trường hợp thăm khám xong lại quên hỏi những thông tin cần thiết.

  • Liệt kê các triệu chứng bất thường hay các câu hỏi cần bác sĩ giải đáp
  • Bác sĩ có thể hỏi về quan hệ vợ chồng, cách tránh thai trước đó hoặc tiền sử phá thai, sảy thai …
  • Có đang sử dụng thuốc nào hay đang mắc hay đang điều trị một tình trạng bệnh lý khác

Có thể bạn quan tâm:

118 lượt xem