Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Kinh nguyệt được xem là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì thế, nhiều chị em thắc mắc bị trễ kinh có sao không và trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Làm thế nào để phát hiện sớm trễ kinh do mang thai hay vấn đề sức khỏe?

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tháng này kéo dài đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo, và được lặp lại theo chu kỳ hàng tháng. Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, tuy nhiên một chu kỳ kéo dài từ 21 đến 35 ngày vẫn được xem là bình thường. Số ngày hành kinh ở mỗi chu kỳ khoảng 2-7 ngày. Lượng máu kinh mất đi khoảng 50-150ml. Máu kinh có màu đỏ thẫm, hơi dính và có nhỏ có cục nhỏ.

Trường hợp quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh gần nhất mà chị em chưa có kinh nguyệt trở lại sẽ được gọi là trễ kinh. Mặt khác, nếu chị em mất kinh từ 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp được gọi là vô kinh.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Kinh nguyệt có sự liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe của các cơ quan sinh sản nữ giới, vì thế nhiều chị em băn khoăn, lo lắng trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường. Đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nếu trễ kinh dưới 5 ngày vẫn được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu trễ kinh trên 5 ngày, chị em cần lưu ý thăm khám ngay bởi có thể đã mang thai hoặc gặp phải những vấn đề sức khỏe hoặc mắc bệnh phụ khoa. Để xác định chính xác nguyên nhân gây trễ kinh, chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Trễ kinh cũng là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng vô sinh hiếm muộn do bất thường hoạt động rụng trứng ở nữ giới. Chính vì thế, chị em không được chủ quan, nên đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Trễ kinh bao lâu thì có thai?

Không dễ dàng xác định trễ kinh bao lâu thì có thai vì chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau. Thông thường, nếu trễ kinh 4-7 ngày và có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai trước đó, khả năng cao chị em đã mang thai.

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ giải phóng 1 trứng, vì thể hiện tượng rụng trứng chỉ xảy ra 1 lần. Nếu trứng gặp tinh trùng và thụ tinh thành công sẽ tạo thành hợp tử, sau đó hợp tử sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển.

Quá trình này khiến nồng độ hormone hCG (Human Chorionic Gonadotropin) trong cơ thể phụ nữ tăng lên. Nồng độ hCG tăng cao là một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai. Chị em có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra nồng độ hCG trong nước tiểu, hoặc đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm beta-hCG.

Vì sao khi mang thai thường trễ kinh?

Nhiều chị em thắc mắc tại sao bị trễ kinh khi mang thai. Thông thường, vào mỗi chu kỳ lớp niêm mạc tử cung sẽ phát triển dày lên để sẵn sàng đón hợp tử đến làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, dưới tác động của nội tiết tố và co bóp của tử cung, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đào thải khỏi cơ thể qua âm đạo, đó chính là kinh nguyệt.

Trong trường hợp trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ tinh diễn ra thành công thì lớp niêm mạc tử cung này sẽ không bị bong ra mà tiếp tục phát triển để nuôi dưỡng và bảo vệ suốt quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, hiện tượng trễ kinh là một dấu hiệu của việc mang thai. Chị em nên sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến ngay cơ sở y tế làm xét nghiệm máu để khẳng định việc này.

Có thể nhận biết mang thai qua dấu hiệu nào khác không?

Bên cạnh dấu hiệu bị trễ kinh, chị em có thể lưu ý những triệu chứng mang thai sớm dưới đây để có chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ, gồm có:

  • Buồn nôn, nôn do ốm nghén
  • Xuất hiện những thay đổi ở bầu ngực như ngực mềm hơn, đầu nhũ hoa sưng, thâm và đau
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Đau lưng
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Ra máu báo thai

Nguyên nhân bị chậm kinh nhưng không có thai?

  • Căng thẳng, stress: Vùng dưới đồi là nơi sản xuất Estrogen trong kỳ kinh nguyệt. Tình trạng căng thẳng hoặc stress sản sinh các hormone như Cortisol, Epinephrine tác động đến vùng dưới đồi làm ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt.
  • Tăng hoặc giảm cân: Khi cơ thể tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng sẽ khiến cơ thể giảm việc sản xuất Estrogen, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của trễ kinh.
  • Tập thể dục quá sức: Thường gặp ở những nữ vận động viên do tập luyện thể dục, thể thao với cường độ cao gây áp lực cho cơ thể, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo… cũng có thể gây tình trạng chậm kinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây tác dụng phụ rối loạn kinh nguyệt ở người sử dụng.

Làm gì khi bị trễ kinh

Đối với những chị em vốn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, nếu bỗng dưng bị trễ kinh cần thực hiện những việc sau:

Nếu bị trễ kinh sau khi quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp tránh thai, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến ngay cơ sở y tế làm xét nghiệm beta-hCG để kiểm tra bản thân có mang thai hay không. Trường hợp trễ kinh do mang thai, bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn chị em cách chăm sóc và theo dõi thai kỳ tốt nhất.

Trường hợp trễ kinh nhưng không có thai, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm kiểm tra nhằm tìm nguyên nhân. Nếu trễ kinh do vấn đề sức khỏe hoặc bệnh phụ khoa gây ra, bác sĩ sẽ tư vấn chị em hướng điều trị phù hợp và hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Phòng ngừa tình trạng chậm kinh bằng cách nào?

Một số cách giúp hạn chế tình trạng chậm kinh mà chị em có thể tham khảo là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Lựa chọn bộ môn thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, tập luyện với cường độ phù hợp, không nên tập quá sức.
  • Cố gắng cân bằng công việc và thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho cơ thể trong trạng thái thoải mái, vui tươi, lạc quan là cách ổn định nội tiết tố trong cơ thể.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để được chăm sóc sức khỏe tổng thể nói chung, sức khỏe sinh sản nữ giới nói riêng tốt nhất, phát hiện sớm những vấn đề bất thường để có hướng xử trí và can thiệp kịp thời.

121 lượt xem