Buồng Trứng Đa Nang (PCOS): Dấu Hiệu? Nguyên Nhân? Cách Điều Trị

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là vấn đề sức khỏe ảnh hướng đến 1 trên 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Phụ nữ mắc PCOS có sự mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề trao đổi chất ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình tổng thể của họ. PCOS là nguyên nhân phổ biến và có thể điều trị của vô sinh.

Lưu ý: Buồng trứng đa nang hay đa nang buồng trứng hay PCOS hay BTĐN là một, là các thuật ngữ hay dùng để ám chỉ người phụ nữ mắc “Hội chứng buồng trứng đa nang”.

BUỒNG TRỨNG ĐA NANG LÀ GÌ?

Đa nang buồng trứng có tên tiếng anh là “Polycystic ovary syndrome” viết tắt PCOS là một loạt triệu trứng do quá nhiều androgen (đây là một loại hormone nam) trong cơ thể, trong khi hormone nữ thiếu hụt. Người phụ nữ có thể tich trứng to hơn người thường từ 2-8 mm, số lượng trứng tăng lên nhiều nhưng trứng lại không chín, trong trứng rỗng nên không có khả năng thụ thai. Phụ nữ mắc hôi chứng này, buồng trứng có một lớp vỏ dày khiến các nang không phát triển nên hàng tháng không thể phá vỡ được lớp vỏ đó nên hiện tượng phóng noãn không xảy ra, dẫn đến không thể thụ thai.

Bệnh này khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nữ giới.

PCOS là một tập hợp các triệu chứng do nội tiết nam quá cao ở phụ nữ với các dấu hiệu và triệu trứng liên quan đến sự bất thường, không đều về kinh nguyệt, không có kinh nguyệt, kinh nguyệt quá nhiều, xuất hiện nhiều lông trên cơ thể, mặt nổi nhiều mụn trứng cá, đau vùng chậu, gặp khó khăn khi mang thai, da có mảng dày, sẫm màu hơn.

Các bệnh đi kèm bao gồm tiểu đường loại 2, béo phì, tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, bệnh về tim mạch, rồi loạn tâm lý, ung thư nội mạc tử cung.

PCOS là sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Có nhiều nguy cơ dẫn đến bệnh này bao gồm béo phì, tập thể dục thể chất không đủ, gia đình có tiền sử bị bệnh này. Việc chuẩn đoán dựa vào 2/3 phát hiện sau đây: Không rụng trứng,mức độ androgen cao và vấn đề nang buồng trứng.

PCOS là các rối loạn nội tiết tố xảy ra ở độ tuổi 18 đến 44, gây ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ trong độ tuổi này, đây là một tỷ lệ khá cao. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ.

LƯU Ý: PCOS không có thuốc chữa, điều trị bằng thay đổi lối sống như giảm cân và tập thể dục.

8 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐA NANG BUỒNG TRỨNG

Hầu hết, phụ nữ phát hiện hiện bị PCOS ở độ tuổi 20-30, khi họ có các vấn đề về mang thai và đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, PCOS có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi sau dậy thì.

Mọi chị em phụ nữ thuộc các chủng tộc và sắc tộc đều có nguy cơ mắc PCOS. Và các chị em cũng nên lưu ý rằng nguy cơ bạn mắc PCOS càng cao nếu bạn béo phì hoặc có mẹ hoặc chị gái, em gái mắc hội chứng này.

Dưới đây, mình sẽ liệt kê 8 dấu hiệu cũng như là triệu chứng của PCOS:

1/ Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều hoạc kéo dài.

2/ Gặp khó khăn để thụ thai

3/ Gặp các vấn đề về da: Mụn trứng cá, da sẫm màu, da thừa vùng nách và quanh cổ

4/ Ngưng thở khi ngủ

5/ Mặt, ngực, bụng, lưng, bắp đùi mọc nhiều lông

6/ Tăng cân, béo phì

7/ Tóc mỏng, rụng tóc nhiều

8/ Trầm cảm hoặc tâm trạng thay đổi một cách bất thường

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BUỒNG TRỨNG ĐA NANG

Các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, họ cho rằng các nguyên nhân gây buồng trứng đa nang bao gồm:

1. Di truyền

2. Kháng insulin hay có rối loạn trao đổi chất

3. Chế độ ăn uống

MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG SẼ DỄ MẮC BỆNH GÌ?

Khi bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang thì ngoài nguy cơ vô sinh bạn còn có thể mắc phải các bệnh sau:

  • Tiểu đường
  • Cao huyết áp
  • Ngưng thở khi ngủ
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Cholesterol trong máu cao
  • Trầm cảm, hay lo lắng

BÁC SĨ DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ CHẨN ĐOÁN BUỒNG TRỨNG ĐA NANG?

Vì triệu chứng ở mỗi người khác nhau nên buồng trứng đa nang thường khó chuẩn đoán. Nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang các dấu hiệu có thể xuất hiện và biến mất trong khoảng thời gian ngắn.

Để chẩn đoán, các bác sĩ phải loại trừ được các nguyên nhân có thể gây nên triệu chứng này, chẳng hạn như vấn đề tuyến giáp. Khi chẩn đoán bạn có bị buồng trứng đa nang không dựa trên 3 yếu tố chính:

  • Tiền xử gia đình có người bị buồng trứng đa nang không và chu kỳ kinh nguyệt của bạn
  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone
  • Siêu âm để xem buồng trứng có rộng, mở rộng

BUỒNG TRỨNG ĐA NANG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Hiện nay chưa có phương pháp hay thuốc đặc hiệu giúp điều trị buồng trứng đa nang nhưng đã điều trị được những rắc rối do buồng trứng đa nang gây ra.

Nếu chị em phụ nữ không có nhu cầu sinh con có thể dùng một số thuốc nội tiết để giảm các triệu chứng của hội chứng này như kinh không đều, rậm lông … hay ngăn ngừa một số nguy cơ lâu dài sau này. Tuy vậy, khi ngưng sử dụng thì các triệu chứng có thể trở lại như ban đầu.

Nếu phụ nữ đang có nhu cầu sinh con thì việc giảm cân có vai trò rất lớn đến thành công của phương pháp điều trị. Bên cạch việc giảm cân là dùng các loại thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn. Bên cạch việc dùng phương pháp điều trị nội khoa, có thể dùng phương pháp mổ nội soi đốt điểm bên trong bề mặt buồng trứng. Nếu thất bại có thể dùng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

106 lượt xem